TOP 8 Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm cho người mới

Con đường khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm chưa bao giờ là dễ dàng, nhiều người bỡ ngỡ vì có quá nhiều việc phải làm nhưng không biết bắt đầu từ đâu nhất là với người mới bắt đầu. Hiểu được điều này, bài viết sau sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả, khoa học từ người đi trước. Cùng tìm hiểu với Hazel Cosmetic để làm giàu kinh nghiệm kinh doanh của mình bạn nhé!

kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm

Top 8 kinh nghiệm kinh doanh trong ngành mỹ phẩm dành cho người mới

Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm cho người mới bắt đầu

Việc học hỏi kinh nghiệm kinh doanh từ những người đi trước sẽ giúp bạn giảm thiểu được rủi ro và mắc phải những sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn. Cùng cập nhật những kinh nghiệm kinh doanh sau để doanh nghiệp của bạn sớm đi vào sự ổn định nhé!

1. Trang bị kiến thức về ngành mỹ phẩm nói chung và sản phẩm bạn kinh doanh nói riêng

Khi quyết định kinh doanh mỹ phẩm, bạn cần bỏ ra thời gian một vài tháng để tìm hiểu về lĩnh vực, các xu hướng làm đẹp thịnh hành, những kiến thức liên quan đến phân loại mỹ phẩm bạn kinh doanh.

trang bị kiến thức mỹ phẩm - kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm thành công

Cần trang bị đầy đủ kiến thức về ngành mỹ phẩm - Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm

Để có thể thành công trong ngành mỹ phẩm nhiều cạnh tranh như hiện nay, là chủ của một  doanh nghiệp, bạn phải là chuyên gia trong lĩnh vực. Có như vậy, bạn mới có thể hiểu rõ về bản chất, các vấn đề sâu xa của nhàng, của sản phẩm được. Từ đó tư vấn khách hàng chính xác, hiệu quả tạo dựng được niềm tin nơi người sử dụng hơn.

Chuẩn bị về kiến thức là sự chuẩn bị không bao giờ thừa cho đối với những người mới bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm. Không ai có thể thành công trong một lĩnh vực mà không có bất kỳ kiến thức nào về nó. Vì vậy hãy dành thời gian làm dày kiến thức mỹ phẩm cho mình trước khi bắt đầu bước vào hình hình kinh doanh thực sự bạn nhé!

2. Không thể thiếu công đoạn khảo sát thị trường

Thị trường mỹ phẩm chính là nơi diễn ra tiến trình cung gặp cầu, người bán gặp người mua với mục đích sau cùng là có thể thỏa mãn được nhu cầu của cả hai. Để có thể nắm được nhu cầu và thị hiếu của đối tượng khách hàng mình hướng đến, bạn cần tiến sâu vào khảo sát và nghiên cứu thị trường.

Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm: Khảo sát thị trường

Tiến hành khảo sát thị trường để tìm được sản phẩm tiềm năng và khách hàng mục tiêu

Ngoài ra, thông qua việc khảo sát thị trường, bạn sẽ đánh giá được nhiều thuộc tính của tệp khách hàng tiềm năng có thể hướng đến cho thương hiệu của sản phẩm như độ tuổi, giới tính, địa lý, mức thu nhập, mức chi tiêu cho nhu cầu làm đẹp,...

Bạn cần mô tả được càng nhiều thuộc tính một cách cụ thể thì bạn càng có thể tiến gần hơn đến đối tượng khách hàng tiềm năng của thương hiệu. Để có thể hoàn thành tốt được công đoạn này, bạn cần thực hiện 3 công việc quan trọng sau:

- Xác định  phân tích đối thủ cạnh tranh

- Xác định khách hàng mục tiêu - phân khúc khách hàng tiềm năng.

- Xác định được xu hướng, nhu cầu tiêu dùng trong thị trường để có thể lên ý tưởng cho sản phẩm.

3. Nghiên cứu đối thủ 

Nghiên cứu chân dung khách hàng và chân dung đối thủ cạnh tranh chính là những việc bạn bắt buộc phải làm khi đi vào kinh doanh mỹ phẩm.

Đối thủ cạnh tranh là những vật cản cho sự tiến xa của thương hiệu. Khi tiến hành nghiên cứu đối thủ, bạn cần nghiên cứu cả hai đối tượng là đối thủ tiềm năng và đối thủ hiện diện.

Nghiên cứu đối thủ là kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả

Tiến hành nghiên cứu đối thủ hiện diện và đối thủ tiềm năng

Đối thủ hiện diện: Là những doanh nghiệp đã xây dựng thành công được uy tín và vị trí trên thị trường mỹ phẩm. Đây là đối thủ cực lớn với doanh nghiệp của bạn, khi phân tích bạn nên chú trọng đến những điểm thiếu soát, nhược điểm, kẽ hở của họ để khắc phục và hoàn thiện cho thương hiệu của mình.

Đối thủ tiềm năng: Là những đơn vị kinh doanh cùng lĩnh vực còn yếu kém hơn doanh nghiệp nhưng có sự tăng trưởng nhanh chóng và có khả năng trở thành đối thủ xứng tầm với bạn trong tương lai.

Việc không chủ quan với nhóm đối thủ này giúp doanh nghiệp của bạn có thể phát triển bền vững, khó bị đánh bại hoặc thay thế vị trí bởi những đơn vị yếu hơn. Bởi họ cũng như bạn, cũng nguyên cứu về đối thủ và biết đâu thương hiệu của bạn là đối tượng họ hướng đến và đang âm thầm nghiên cứu lật đổ.

4. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Khách hàng chính là điểm đích sau cùng mà mọi doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm điều muốn hướng đến. Việc xác định khách hàng mục tiêu sẽ xảy ra sau khi xác định được nhu cầu thị trường và trước khi xác định - phân tích đối thủ.

Việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ thể hiện bản chất khả năng tiêu thụ của sản phẩm thương hiệu cung cấp. Nhóm khách hàng mục tiêu hướng đến là nhóm khách hàng có khả năng tiêu thụ sản phẩm mạnh. Tuy nhiên quá trình xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu không hề đơn giản. Nó cần có sự đầu tư về thời gian, công sức và trí tuệ để có thể mang những phân tích trên giấy ứng nghiệm vào thực tế.

5. Xác định vốn kinh doanh

Xác định vốn đầu từ - Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm

Các xác định được vốn kinh doanh của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp

Vốn kinh doanh sẽ quyết định quy mô và chiến lược kinh doanh phù hợp. Vì vậy trước khi xây dựng các bước tiếp theo để hoàn thiện hệ thống mỹ phẩm của mình, bạn cần xác định vốn kinh doanh sát với tình hình tài chính thực tế của mình để xây dựng kế hoạch phù hợp và đúng đắn nhất. 

Đây là kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm tuy không có gì mới mẻ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt dẫn đến tình trạng “đứt vốn” kinh doanh nửa chừng.

6. Hoàn thiện thủ tục hồ sơ pháp lý

Hoàn thành đầy đủ các thủ tục, hồ sơ pháp lý theo quy định của Nhà nước sẽ giúp thương hiệu của bạn gia tăng uy tín. Là nền tảng để tạo lập niềm tin với khách hàng và tiến xa hơn trong việc hình thành hệ thống đại lý kinh doanh thiết lập tệp khách hàng gắn bó thân thiết.

7. Tiến hành mở shop kinh doanh mỹ phẩm

Khi đã hoàn thiện những bước trên, đã đến lúc doanh nghiệp mở shop bán hàng để nhiều người biết đến thương hiệu hơn.

Tùy vào vốn kinh doanh của bạn mà có thể xác định việc mở kinh doanh online, kinh doanh offline, hoặc kết hợp cả hai. Hãy thận trọng để có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình bạn nhé!

8. Xây dựng chiến lược tiếp thị

Xây dựng chiến lược tiếp thị hay được hiểu là kế hoạch marketing để quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng. Chiến lược tiếp thị cần được xây dựng kỹ lưỡng, có sự đầu tư, đánh giá phù hợp với tình hình phát triển và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm: Cần có chiến lược tiếp thị ấn tượng

Tiếp thị thương hiệu và sản phẩm hiệu quả bằng hình thức chạy quảng cáo hoặc thuê KOL/KOC

Một số cách tiếp thị thương hiệu và sản phẩm hiệu quả được nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng chính là chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, website; tận dụng sự nổi tiếng của các KOL/KOC giúp sản phẩm được nhiều người biết đến hơn.

Ngoài những bước trên, bạn cũng nên chú trọng vào việc tạo lập uy tín bán hàng, đầu tư đào tạo nhân viên, quan tâm đến dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chú trọng chất lượng sản phẩm  để mang đến trải nghiệm mua sắm và sử dụng cho khách. Nhờ đó mới có được lượng khách hàng quay lại giúp đưa thương hiệu đi xa hơn.

Với top 8 kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm cho người mới được chia sẻ ở trên, tin rằng bạn đã nắm được những gì cần làm khi bắt tay vào sự nghiệp kinh doanh mỹ phẩm. Chúc bạn áp dụng thành công và có nhiều thành tựu trong lựa chọn kinh doanh của mình hơn.

TOP 8 Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm cho người mới


CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ PHẨM HAZEL COSMETIC